Loa toàn dải là gì? 4 Điều cần biết về loa toàn dải

Chắc hẳn ít ai trong chúng ta biết về loa toàn dải là gì ? Chúng có ưu nhược điểm gì ?. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó để quý khách hàng có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này nhé !

1. Loa toàn dải là gì?

  • Loa toàn dải chỉ có một thùng loa duy nhất và cũng sử dụng một loa con duy nhất. Loa con này có chức năng thể hiện toàn bộ các dải âm thanh, bao gồm: các dải trầm, dải trung và dải cao. Chúng khác hoàn toàn do với loa nhiều dải. Loa toàn diải thường được trang bị chủ yếu trong  radio, cassette… Ở một số sản phẩm loa toàn dải cao cấp có thêm 1 nón loa phụ được bố trí nằm trong nón loa chính. Chúng có tác dụng làm tăng khả năng tái tạo các âm thanh ở dải tần cao.
  • Loa toàn dải có màng loa được làm từ các chất liệu quen thuộc như: giấy, nhựa, sợi tổng hợp, nhôm… Tuy nhiên, chất liệu chính của chúng là bằng giấy. Chúng được chế tạo một cách rất đặc biệt và tỉ mỉ từ những loại giấy rất mỏng. Điều này giúp cho âm thanh được tái tạo một cách mạnh mẽ và chính xác hơn.
  • Nam châm của loa toàn dải có đặc điểm là rất lớn và mạnh. Nam châm của loa Lowther có từ lực lên tới 20 nghìn gauss, gấp đôi các loa thông thường. Để sản xuất được loa toàn dải cần kỹ thuật chế tạo phức tạp chi phí sản xuất lớn. Các dòng loa mà bạn có thể tham khảo là PM6A/PM6C/EX3 (Lowther) và FE206E, FE8EZ (Fostex).
  • Về thùng loa, giống như những loại loa khác, loa toàn dải cũng cần có thùng. Loa toàn dải có 3 kiểu phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau.

Loa toàn dải với nam châm khá to.

2. Đặc điểm của loa toàn dải

  • Đặc điểm nổi bật của loa toàn dải là khả năng thể hiện âm trung. Nên giọng hát hoặc nhạc cụ hòa tấu khi nghe qua toàn dải như nổi bật hẳn lên.
  • Độ nhạy cao giúp cho loa toàn dải dễ dàng thể hiện các chi tiết của bản nhạc mà ta không dễ dàng bắt gặp ở các loa khác. Khi nghe loa toàn dải, ngoài nhạc cụ hay giọng hát chính, âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc dường như hiện diện rõ ràng hơn, được định vị chính xác, tạo cho người nghe cảm nhận rất thú vị.
  • Với những đặc tính kỹ thuật riêng biệt, âm thanh của loa toàn dải rất chi tiết và sống động. Ở dải trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt. Khi phối ghép với những ampil đèn SET, âm thanh của loa toàn dải rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.

XEM THÊM: Loa sub karaoke có cần thiết hay không ?

Khái niệm về loa toàn dải

  • Loa toàn dải rất phù hợp với nhạc Jazz, Acousstic, giọng hát với số lượng nhạc cụ vừa phải. Do những hạn chế về dải tần và khả năng thể hiện âm trầm, nên dòng loa này sẽ không phù hợp với nhạc pop, rock,…
  • Ở Việt Nam, tính phổ biến của sản phẩm cũng như thông tin về dòng loa toàn dải chưa nhiều. Số lượng những người chơi loa toàn dải còn ít nếu so sánh với loa nhiều dải hoặc loa đồng trục. Phần lớn những người chơi loa toàn dải hiện nay thường mua loa từ nước ngoài ( Lowther, Fostex). Điều này giúp họ được bộ loa như ý với chi phí vừa phải. Nếu bạn chưa từng một lần nghe loa toàn dải, chúng tôi khuyên bạn hãy thử, chắc chắn rằng bạn sẽ có những ấn tượng khó quên về dòng loa đặc biệt này.

3. Ưu nhược điểm của loa toàn dải.

3.1 Ưu điểm.

  • Loa toàn dải đạt được cảm giác âm thanh rất tốt, dễ hơn nhiều so với các loa cây nhiều đường tiếng. Do loa toàn dải hoạt động theo nguyên lý point source, chỉ có một màng giấy phát ra âm thanh và không sử dụng các linh kiện LCR ở phân tần. Chính vì vậy mà tính đống phase của các dài tần của loa toàn dải là tuyệt đối. Đặc biệt, nếu được set-up tốt trong một phòng nghe có hệ tiêu âm phù hợp, loa toàn dải có thể tạo ra cảm giác âm thanh nổi, đôi kho còn “không thấy loa”

XEM THÊM: Nhạc lossless là gì? Có gì khác so với nhạc thường ?

  •  Loa toàn dải có độ nhạy cao. Vì màng loa làm bằng giấy khá nhẹ, không dùng linh kiện LCR, không bị suy giảm tín hiệu
  • Sự kết nối các dải tần rất liền mạch, không có cảm giác âm thanh bị rời rạc. Điều này không diễn ra như một số loại loa cột hoặc các hệ thống 3 – 4 đường tiếng active crossover.
  • Trung âm của loa toàn dải khá đặc biệt, có cảm giác về “độ mở không gian” tốt hơn hẳn các loa cột nhiều đường tiếng. Nếu phối hợp với ván hở sẽ mang lại âm thanh tự nhiên nhất. Nếu bỏ loa toàn dải vào thùng thì cũng có cảm giác âm thanh hơi uôm uôm, nặng hơn. Xử lý thùng tốt thì sẽ bớt, nhưng không bao giờ hết.
  • Loa toàn dải dễ phối hợp với ampli đèn single end công suất nhỏ. Điều này để thưởng thức chất âm tinh tế của các dòng đèn. Phù hợp với lý thuyết First Watt (điều này không phải ai cũng thích).

3.2 Nhược điểm.

  • Dải tần rất hẹp, nghe nhạc bình thường thì khá tốt, giọng hát tốt, kèn tốt, bộ dây tốt. Nhưng nếu nghe những bản nhạc mạnh mẽ, những bản nhạc cổ điển hùng tráng với đầy đủ các nhạc cụ thì loa toàn dải sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng âm thanh của bạn. Bởi vì loa toàn dải chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh.
  • Loa toàn dải méo biên độ – tần số khá trầm trọng trên một số dải tần vì phát âm chung một nón. Muốn sửa méo thì phải lắp thêm LCR nhưng điều này sẽ làm giảm độ nhạy của loa.
  • Loa toàn dải rất nhạy với kết cấu ván hở và thùng nên nếu kỹ năng đóng thùng. Không ổn thì rất dễ làm hỏng âm thanh của loa, biến nó thành một cái “chum” biết kêu!
  • Loa toàn dải rất kén amply nên để âm thanh hay cũng không phải dễ dàng.
  • Loa toàn dải cần phải được lựa chọn rất kĩ vì không phải loa nào cũng hay. Một số loa còn bị thổi giá lên rất cao. Vì vậy mà khi chọn lựa loa toàn dải bạn cần phải cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng.
Dù là loa toàn dải hay bất kì loa gì, kết hợp hài hòa mới có được âm thanh hay

Dù là loa toàn dải hay bất kì loa gì, kết hợp hài hòa mới có được âm thanh hay

4. Cách phối ghép loa toàn dải hay nhất

Như đã nói ở trên, loa toàn dải là một thiết bị loa khá “khó tính” trong việc phối ghép với các thiết bị Amply.

Để phối ghép chúng phù hợp và cho ra chất lượng âm thanh tốt nhất, bạn cần phải là một người có sự hiểu biết về các thiết bị âm thanh điện tử đặc biệt là loa toàn giải.

Ngoài ra, loa toàn dải với loa bass kết hợp với nhau sẽ cho âm thanh hay hơn, chất lượng và hay hơn.

Bạn có thể kết hợp loa toàn dải với loại Amply đèn điện tử 3 cực – SET. Loại Amply này sẽ giúp cho loa toàn giải có thể phát huy được hết tất cả những ưu điểm của mình và hạn chế mức tối đa những hạn chế.

Để âm bass của loa mạnh mẽ hơn, bạn cũng có thể phối ghép loa toàn dải với Amply đèn đẩy. Chúng sẽ kéo mức công suất của loa toàn dải từ 9W lần 10W. Bạn có thể được những bản nhạc nhanh và mạnh hơn 1 chút. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý, bưởi lúc này, độ tinh tế của loa sẽ bị giảm đi một chút.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi có thể mang đến những hiểu biết nhất định về loa toàn dải cho bạn! Từ đó quý khách hàng đã có cái nhìn tổng quan nhất. Hãy đến với First Sound để tham khảo và lựa chọn nhiều mẫu mới cho không gian của mình.

  • First Sound – SỐ 1 về âm thanh, ánh sáng, màn hình led
  • SHOWROOM: 38 Đường 38, đường Hiệp Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh 
  • Mã số thuế: 0314975247
  • Hotline: (028) 73018090 
  • Mobile/Zalo : 097.3554.987 (24/7)
Loa cho quán cafe Joy Garden- Quận 3

Các công trình sử dụng hệ thống loa cho quán cafe tại Quận 3 TPHCM

Bạn đang cần tham khảo giá hệ thống loa cho quán cafe tại Quận 3. Bạn sắp mở quán và đang đi tìm dàn âm thanh...

Chia sẻ cách tìm hiểu về thiết bị phòng họp trực tuyến

Thiết bị phòng họp trực tuyến hiện nay rất phổ biến bởi những ưu điểm, tiện lợi mà nó mang lại. Bạn không biết chúng...

Hướng dẫn, chia sẻ các bước thiết kế âm thanh nhà xưởng chuyên nghiệp

Thiết kế âm thanh nhà xưởng đã và đang được rất nhiều công ty quan tâm và đầu tư vì lợi ích mà nó đem...

Equalizer là gì? Cách điều chỉnh equalizer cực hay, cực chuẩn

Một trong những thiết bị cơ bản và phổ biến khi nói về âm thanh để tạo nên những bản nhạc hay. Đó là sử...

Micro karaoke gia đình

Đâu nguyên nhân và cách chống hú micro hiệu quả nhất ?

Bạn khó chịu khi âm thanh phát ra của micro bị hú, rít, nghe rất chói tai ? Âm thanh dàn loa không được mượt...

Kết nối loa sân khấu

Chia sẻ cách kết nối dàn âm thanh sân khấu đúng chuẩn nhất

Bạn đang không biết cách kết nối dàn âm thanh sân khấu? Cần những thiết bị cơ bản gì? Đừng lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ hướng...