Sơ đồ đấu nối hệ thống âm thanh công cộng
Có nhiều bạn thắc mắc làm sao để đấu nối hệ thống âm thanh công cộng. Vậy việc đấu nối hệ thống âm thanh công cộng như thế nào? Nó có dễ dàng hình dung hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1. Cách kết nối các thiết bị trong dàn âm thanh
Trong một dàn âm thanh bất kỳ, các thiết bị được chia là 3 phần: thiết bị đầu vào, thiết bị xử lý trung tâm và thiết bị đầu ra.
Tất nhiên, khi thiết lập hệ thống âm thanh, bạn sẽ kết nối thiết bị đầu vào với các thiết bị đầu ra thông qua các thiết bị xử lý trung tâm. Tuy nhiên, nói vậy thì quá đơn giản nhưng thực tế, mỗi thành phần sẽ có nhiều thiết bị khác nhau. Việc kết nối cần phải thực hiện theo thứ tự.
Bạn cần nắm chắc sơ đồ kết nối sau:
2. Source (Nguồn vào)
- SOURCE chính là nguồn âm, là những thiết bị đầu vào. Nguồn âm có thể là:
- Các loại Microphone: để bàn, micro cầm tay, micro cài áo…
- Các loại nhạc cụ: Organ, Piano, Drum…
- Hoặc các thiết bị audio khác như đầu đĩa, điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop…
Trong đó, microphone là thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh lớn cần có sự tương tác, trao đổi thông tin, nói chung là có người nói. Micro có nhiệm vụ chuyển đổi dao động sóng âm thành dao động điện từ, là thiết bị trung gian giữa nguồn âm (ca sĩ, diễn thuyết, những người nói, nhạc cụ…) với khán thính giả.
3. Xử lí trung tâm
- Đây là các thiết bị trung tâm, có tác dụng xử lý, hiệu chỉnh tín hiệu âm thanh để khi âm thanh đi ra khỏi thiết bị đầu ra hay nhất, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
- Amplifier – Tăng âm: Có lẽ không phải nói quá nhiều về amply bởi nó quá phổ biến trong mọi dàn âm thanh. Trong một dàn âm thanh thì không thể thiếu amply, vì nó sẽ đóng vai trò khuếch đại tín hiệu nhận được từ nguồn âm, chuyển tới loa và phát ra ngoài.
- Mixer – bàn điều chỉnh âm thanh là thiết bị âm thanh quen thuộc không thể thiếu. Đôi khi thiết bị này được tích hợp trên một thiết bị khác như Amply.
- Processor – Có chức năng can thiệp vào dải tần và âm thanh của loa. Trong hệ thống âm thanh công cộng, processor rất được chú trọng. Đây là một thành phần không thể thiếu của hệ thống âm thanh này.
- Bộ chọn vùng: Đối với hệ thống âm thanh công cộng như nhà xe, bệnh viện, … Việc có nhiều vùng loa tại các khu vực khác nhau. Ứng với mỗi khu vực cần phát những tín hiệu âm thanh phù hợp. Chính vì thế bộ chọn vùng thường xuất hiện trong những hệ thống âm thanh công cộng lớn.
4. Loa
- Loa chính là bộ phận đầu ra của dàn âm thanh.
- Loa được kết nối với bộ phận trung tâm và đặc biệt là Amply thông qua hai chuẩn là AV hoặc HDMI.
- Loa sử dụng cho hệ thống âm thanh công công cộng thường là loa âm trần, loa treo tường, … Chúng được sắp xếp thành từng tầng, từng khu vực, và được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm.
Trên đây là cách đấu nối hệ thống âm thanh công cộng. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ dễ dàng hình dung và có đầu tư phù hợp nhé! Chúc các bạn thành công!
- First Sound – SỐ 1 về âm thanh, ánh sáng, màn hình led
- SHOWROOM: 38 Đường 38, đường Hiệp Bình, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0314975247
- Hotline: (028) 73018090
- Mobile/Zalo : 097.3554.987 (24/7)